Quay lại

Hiệu chuẩn thiết bị đo và hiệu chuẩn lĩnh vực điện

TT-GROUP chuyên hiệu chuẩn các thiết bị đo và hiệu chuẩn điện như: Nguồn chuẩn điện áp/ dòng điện, Digital Multimeter từ 5.5 digit, Power Supply, LCR Meter, Clamp Meter…

Hiệu chuẩn thiết bị đo và hiệu chuẩn áp suất

TT-GROUP chuyên hiệu chuẩn các thiết bị đo áp suất như: Dial Pressure Gague, Pressure Transmitter, Pressure Transduce, Digital Manometer, Box Pressure Tester, Vaccum Pump, Pressure Calibrator…

Hiệu chuẩn thiết bị đo và hiệu chuẩn nhiệt độ

TT-GROUP chuyên hiệu chuẩn các thiết bị đo và hiệu chuẩn nhiệt độ: Bộ đọc nhiệt độ, lò/ bể nhiệt hiệu chuẩn, Hygro-Thermometer, Dataloger, Thermo-Hygraph, Digital Recoder, Switch Unit, High – Low Temperature, Temperature Controller, Thermo Profiler, Infrared Thermometer, Thermocouple, SPRT…

Hiệu chuẩn thiết bị đo Thời gian và Tấn số - Âm thanh và Rung động

TT-GROUP - Khả năng đo lường - hiệu chuẩn phương tiện đo Thời gian và Tần số: Các loại thiết bị phát tần số của các hãng: FLUKE, AGILENT, ANRITSU, ROHDE,SCHWARZ, ADVANTEST. Các loại máy đo tốc độ vòng quay của các hãng sản xuất trên thế giới đang được sử dụng tại Việt nam: EXTECH, LUTRON, SANWAR, HIOKI, KIMO. Các loại máy đếm tần của các hãng sản xuất trên thế giới đang được sử dụng tại Việt nam: AGILENT, ANRITSU, PENDULUM, TEKTRONIX TT-GROUP - Khả năng đo lường - hiệu chuẩn phương tiện đo Âm thanh: Khả năng kiểm định phương tiện đo (chỉ định): Các loại máy đo độ ồn có cấp chính xác 1 và 2 ( phân loại theo tiêu chuẩn IEC 61672-1) của tất cả các hãng sản xuất trên thế giới đang sử dụng tại Việt nam: BK, Testo, Rion. Khả năng hiệu chuẩn các phương tiện đo: Hiệu chuẩn các loại máy đo độ ồn của các hãng: BK, TESTO, RION, EXTECH, LUTRON;

Thứ Tư, 13 tháng 10, 2010

Panme



Dụng cụ đo kiểu panme là loại dụng cụ đo sử dụng bộ truyền động vítme-đaiốc để tạo chuyển động đo. Đầu đo động được gắn với trục vít và đai ốc gắn với giá cố định. Thông thường bước ren vít p = 0.5mm
Giá trị độ chia của panme (c) phụ thuộc bước ren (p) và số vạch trên tang chia độ (n)
 Khoảng chia trên thước phụ a
Thông thường p = 0.5mm, n = 50 ta có c = 0.01mm
Khi tăng d và số vạch chia n, giá trị độ chia sẽ nhỏ đi, có thể tới 0,005mm.
Để giảm sai số tích lũy của truyền động ren vít, panme chỉ dùng hành trình hạn chế là 25mm.

Đo độ nhám


Các mẫu chuẩn độ nhám được dẫn xuất trực tiếp từ chuẩn độ dài thông qua thiết bị đo giao thoa sử dụng nguồn bước sóng chuẩn.
Các mẫu chuẩn độ nhám dùng để hiệu chuẩn các thiết bị đo độ nhám có các dạng như sau:

Mẫu chuẩn kiểu A1
 
Mẫu chuẩn kiểu A2


Mẫu chuẩn kiểu B1

Mẫu chuẩn kiểu B2

Mẫu chuẩn kiểu C1 

Mẫu chuẩn kiểu C2

Mẫu chuẩn kiểu C4

Mẫu chuẩn kiểu C3 

Mẫu chuẩn kiểu D1 và D2

Các loại mẫu chuẩn theo các dạng như trên dùng để hiệu chuẩn các thiết bị đo độ nhám kiểu đầu dò hoặc kiểu khuyếch đại theo phương đứng hoặc phương ngang.
Mẫu chuẩn dạng A hay còn gọi là chuẩn chiều cao độ nhám được dẫn xuất trực tiếp từ chuẩn độ dài thông qua thiết bị giao thoa, mẫu chuẩn loại A thuộc loại chính xác nhất trong các loại mẫu chuẩn.





Chuẩn góc


Về lý thuyết các đơn vị góc không cần được thể hiện thành mẫu đo góc vì một vòng tròn tương đương với 360o luôn luôn được thể hiện với sai số bằng không và có thể chia thành các góc nhỏ hơn. Tuy nhiên trong thực tế vẫn cần đến các chuẩn góc, các mẫu kích thước góc khác nhau để thực hiện dẽ dàng các phép đo góc.

 

Chuẩn góc là hệ thống tạo góc được dẫn xuất trực tiếp từ chuẩn độ dài laser, đa diện quang học chuẩn từ đó sao truyền xuống các chuẩn có độ chính xác thấp hơn.
Đa diện quang học (POLYGON)
 
Đa diện quang học là chuẩn góc được sử dụng rộng rãi trong thực tế. đa diện quang học là một khối trụ nhiều mặt, các mặt bên là các mặt đo đa diện quang học gồm có n mặt đo tương đương với mỗi góc (360/n)o. Đa diện quang học dùng kết hợp với ống tự chuẩn trực để hiệu chuẩn bàn quay phân độ, máy đo góc... Độ chính xác của đa diện quang học (0,2”-0,5”).

Bước sóng chuẩn Laser


Laser, nghĩa là khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ cưỡng bức. Laser là một trong những phát minh khoa học quan trọng nhất trong thế kỷ XX. Đến nay với những tính chất đặc trưng ưu việt của nó, laser ngày càng được ứng dụng nhiều trong nghiên cứu khoa học, công nghệ. Sử dụng bước sóng chuẩn laser ổn định tần số làm chuẩn đo lường đơn vị độ dài mét là một trong những ứng dụng của laser.
Tính chất đặc trưng của tia Laser
Cường độ tia Laser lớn gấp bội lần cường độ tia sáng nhiệt
So sánh cường độ của bức xạ laser khi công suất bình thường với tia sáng nhiệt:
Với laser khí He–Ne phát công suất 1mW ở chế độ liên tục với bước sóng l » 633nm có năng lượng  hn = 10-9 J thì số phôton laser phát trong một giây sẽ là:
 
Với nguồn nhiệt có nhiệt độ T = 1000oK bức xạ từ một diện tích DA = 1cm2 và cùng phát sóng trong vùng nhìn thấy được với độ rộng phổ Dn = 104 nm thì số phôton nhiệt tính theo công thức:
 
So sánh ta thấy số phôton laser lớn hơn rất nhiều.
Độ định phương của Laser là cao
Nguồn sáng nhiệt bức xạ theo mọi phương trong không gian. Còn nguồn laser do cơ cấu của buồng cộng hưởng quang học chỉ phát các dao động ngang và chúng tập trung trong một mặt phẳng phân cực. Công suất phát được phân bố đều và đẳng pha trong toàn bộ khẩu độ của nguồn.
Với chùm laser sóng phẳng, bức xạ từ một buồng cộng hưởng với gương có đường kính d (hoặc diện tích
 sau gương chùm tia laser sẽ tán xạ, do hiện tượng nhiễu xạ, dưới một góc nhiễu xạ.
chùm tia sẽ bức xạ trong một góc khối:
Giá trị góc khối  rất nhỏ so với góc khối bức xạ của một nguồn nhiệt là cỡ 2p steradians.
Độ định phương cao cho sự tập trung năng lượng trong một góc khối nhỏ và tạo nên cường độ lớn.     
Độ đơn sắc (monochromaticity)
Theo định nghĩa độ đơn sắc của một chùm tia được đặc trưng bằng độ rộng vạch của chùm. Khi độ rộng vạch của chùm tia bằng không thì chùm có độ đơn sắc cao nhất. Trong trường hợp gần đúng với buồng cộng hưởng quang học, độ rộng vạch có thể xác định bằng công thức.

Với công suất phát P = 1mW, 
ở vùng bước sóng đỏ sẽ có 
Đây là độ rộng rất bé.
 
Tính kết hợp của Laser (Coherence of laser beam).
Một trong các tính chất quan trọng và đặc biệt nhất của laser là tính kết hợp. Một bức xạ laser bất kỳ đều có tính kết hợp biểu hiện ở độ đơn sắc (kết hợp thời gian) và tính đẳng pha của mặt sóng (kết hợp không gian).
Sóng có tính kết hợp không gian khi bất kỳ thời điểm nào, ánh sáng có pha không đổi trên khắp mặt sóng của nó.
Tương tự tại một thời điểm cho trước dọc theo mặt sóng chuyển động nếu pha là giống pha mà sóng có sau khi đi qua một khoảng cách L với thời gian L/c, dù L có  như thế nào thì sóng được xem có tính kết hợp hoàn toàn.
Các laser hoạt động ở chế độ đơn mode dọc hay ngang được biểu hiện trong các sóng đơn sắc và đẳng pha nên chúng có bậc kết hợp không gian và thời gian cao, một cách tự động.
Với các tính chất đặc trưng như trên, các nguồn bức xạ laser, đặc biệt là laser khí He-Ne được dùng phổ biến để thể hiện đơn vị độ dài mét. Hiện nay, phần lớn các Viện đo lường quốc gia của các nước tiên tiến đều dùng laser khí He-Ne ổn định tần số bằng Iodine bước sóng 633nm làm chuẩn đầu quốc gia cho đơn vị độ dài mét.
Do cơ chế hoạt động của laser khí He-Ne với buồng công hưởng Faby-Perot, xuất hiện "chỗ lõm Lamb" (Lamb dip). Hiệu ứng này do Lamb chỉ ra bằng lý thuyết sau đó được thực nghiệm xác nhận lại. Trên côngtua của đường cong khuyếch đại (Gain line) xuất hiện một chỗ lõm.
 
 
Trong Laser khí do sự chuyển động nhiệt của các nguyên tử khí nên xuất hiện nhiều nhóm nguyên tử chuyển động với các vận tốc khác nhau. Giả sử bức xạ laser có tần số w  ¹ w0 (tần số ở tâm) đi trong buồng cộng hưởng theo một phương nào đó, nó sẽ tương tác với các nhóm nguyên tử có tốc độ v ngược lại với phương của bức xạ sẽ dẫn đến làm giảm nghịch đảo độ tích luỹ và ở đường cong khuếch đại có sự sinh hốc (hole - burning). Hoàn toàn tương tự với  với bức xạ đi theo chiều ngược lại sẽ gặp các nhóm nguyên tử có  vận tốc v, kết quả trên đường công tua đường cong khuếch đại xuất hiện hai hốc đối xứng so với tâm vạch. Độ rộng của hốc bằng độ mở rộng tự nhiên trong bức xạ Laser.

 
Khi w  =  w0 bức xạ laser sẽ chỉ tương tác với các nhóm nguyên tử có tốc độ v = 0 và sẽ sinh ra một hốc ở tâm, đó chính là Lamb dip như thường gọi.
Chính nhờ hiệu ứng trên người ta sử dụng nó để ổn định tần số. Vì độ rộng hốc nhỏ nên vị trí của hốc xác định khá chính xác chỗ cực tiểu của hốc cho phép ổn định tần số phát Laser. Với nguồn Laser khí He-Ne người ta đã xác định tần số phát ở chỗ cực tiểu của hốc nói trên với độ chính xác 10-9
 
  Ống Iodine được lắp  bên trong hốc laser , ở đó bức xạ quang học là rất mạnh (10 mW).  Điều này làm cho các tín hiệu hấp thụ bão hoà rất hẹp, laser được điều chỉnh và giữ cố định tại một trong bảy vạch hấp thụ của Iodine dưới sự kiểm soát của thiết bị điện tử.
 














Đại cương về đo áp suất

1/. Khái niệm áp suất
Áp suất = Lực tác dụng/ Diện tích à P = F/S
Với điều kiện F được phân bố đều
a/. Điểm áp suất “0” và áp suất tuyệt đối:
            Theo thuyết động học phân tử thì nguyên nhân của áp suất là do va chạm của các phân tử, độ lớn của áp suất này tỷ lệ với số lần va chạm trong một đơn vị thời gian của các phần tử có trong một đơn vị thể tích.
            Như vậy áp suất bằng không khi và chỉ khi trong thể tích chứa khí không còn phân tử khí.
            Điểm áp suất bằng “0” này người ta gọi là điểm “0” tuyệt đối. Giá trị áp suất tính từ điểm “0” tuyệt đối này được gọi là áp suất tuyệt đối.
            Áp suất khí quyển là áp suất tuyệt đối đo được ở điều kiện khí quyển.
b/. Điểm “0” qui ước hay điểm “0” tương đối:
            Điểm áp suất lấy làm mốc là áp suất khí quyển được gọi là điểm “0” qui ước hay điểm “0” tương đối.
            Những giá trị áp suất lớn hơn áp suất khí quyển được gọi là áp suất dư và những áp kế đo áp suất dư gọi là áp kế.
            Những giá trị áp suất khí quyển được gọi là áp suất âm và những áp kế đo áp suất âm gọi là chân không kế

2/. Đơn vị áp suất
            Đơn vị áp suất trong hệ SI là pascan, ký hiệu là Pa, với định nghĩa: Pascan là áp suất gây trên diện tích phẳng 1 mét vuông bởi một hệ vuông góc phân bố đều mà tổng là 1 newton:
1 Pa = 1N/ m2
Vì Pa quá nhỏ nên trong qui định về đơn vị đo lường hợp pháp nước ta cho sử dụng đơn vị bar (ký hiệu bar)
3/. Hệ thống chuẩn áp suất
            Chuẩn để thể hiện, duy trì đơn vị đo áp suất hiện nay thường là các loại áp kế pittông, áp kế hiện số và cả áp kế lò xo có độ chính xác phù hợp. Dưới đây là sơ đồ liên kết chuẩn hiện có của Trung tâm đo lường.
Sơ đồ liên kết chuẩn áp suất của P. ĐL DT- LL

4/. Phân loại phương tiện đo áp suất
            Có thể phân loại phương tiện đo áp suất theo dạng áp suất, nguyên lý hoạt động và theo cấp chính xác.
4.1/. Theo dạng áp suất 
            Áp suất bao gồm các dạng sau: áp suất khí quyển, áp suất dư, áp suất âm. Tuỳ theo các dạng áp suất mà người ta sử dụng phương tiện đo khác nhau.
            - Khí áp kế (barômét): đo áp suất khí quyển
            - Áp kế, áp – chân kế, hoặc áp kế chính xác: đo áp suất dư
            - Chân không kế, áp – chân không kế, khí áp kế chân không, và áp kế hút: đo áp âm
            - Áp kế hiệu số: đo áp suất hiệu
            - Để đo áp suất tuyệt đối phải dùng hai phương tiện đo là áp kế và khí áp kế khi áp suất tuyệt đối lớn hơn áp suất khí quyển hoặc phải dùng khí áp kế và chân không kế khi áp suất tuyệt đối nhỏ hơn áp suất khí quyển.
4.2/. Theo nguyên lý hoạt động
Có 5 nhóm chính:
n  Áp kế kiểu lò xo
n  Áp kế píttông
n  Áp kế kiểu chất lỏng
n  Áp kế theo nguyên lý điện
n  Áp kế liên hợp
+ Áp kế kiểu lò xo: Nguyên lý hoạt động của loại áp kế này là dựa vào sự biến dạng đàn hồi của phần tử lò xo dưới tác dụng của áp suất. Độ biến dạng thường được phóng đại nhờ cơ cấu truyền động phóng đại và cũng có thể chuyển đổi thành tín hiệu truyền đi xa
+ Áp kế kiểu pittông: Loại áp kế này dựa vào nguyên lý tải trọng trực tiếp: áp suất đo được so sánh với áp suất do trọng lượng của pittông và quả cân tạo ra trên tiết diện của pittông đó.
+ Áp kế kiểu chất lỏng: Loại áp kế dựa vào nguyên lý hoạt động thuỷ tĩnh: áp suất đo được so sánh với suất của cột chất lỏng có chiều cao tương ứng. Ví dụ áp kế thuỷ ngân, áp kế chữ U, áp chân không, áp kế bình hoặc áp kế bình với ống nghiêng có góc nghiêng cố định hay thay đổi,…
+ Áp kế theo nguyên lý điện: Loại áp kế này dựa vào sự thay đổi tính chất điện của các vật liệu dưới tác dụng của áp suất. Áp kế dựa vào sự thay đổi điện trở gọi là áp kế điện trở hay theo tên của loại dây dẫn. Ví dụ áp kế điện trở maganin. Áp kế dùng hiệu ứng áp điện gọi là áp kế điện. Ví dụ muối sec-nhéc, tuamalin, thạch anh
+ Áp kế liên hợp: Ở áp kế liên hợp người ta sử dùng kết hợp các nguyên lý khác nhau. Ví dụ: một áp kế vừa làm việc theo nguyên lý cơ, vừa làm việc theo nguyên lý điện.
4.3/. Theo cấp chính xác
Tất cả các phương tiện đo áp suất dùng vào các mục đích khác nhau đều được phân loại theo cấp chính xác. Đối với áp kế lò xo hay hiện số, cấp chính xác được ký hiệu bằng một chữ số thập phân tương ứng với độ lớn của giới hạn sai số cho phép biểu thị theo phần trăm giá trị đo lớn nhất, ví dụ: áp kế lò xo cấp chính xác 2,5, phạm vi đo 100 bar thì sai số cho phép là 2,5 bar
Đối với áp kế pittông hoặc chất lỏng thì sai số này được tính theo phần trăm giá trị tại điểm đo. Ví dụ: áp kế píttông 3DP 50, có phạm vi đo (1-50) bar, cấp chính xác 0,1, sai số cho phép lớn nhất tại điểm đo 15 bar sẽ là 0,015 bar và tại 50 bar là 0,05 bar.
Cấp chính xác của các phương tiện đo áp suất được qui định theo hai dãy cấp chính xác sau:
0,0005; 0,005; 0,02; 0,05; 0,1; 0,16; 0,20; 0,25; 0,4; 0,5; 1; 1,6; 2,5; 4; 6; và 0,0005; 0,01; 0,02; 0,05; 0,1; 0,2; 0,6; 1; 1,6; 2; 2,5; 4; 6.

(ST)

Thứ Ba, 12 tháng 10, 2010

Phương pháp đo độ cứng

Hardness Testing
Độ cứng là một chỉ tiêu quan trọng trong cơ khí, liên quan chặt chẽ đến độ bền của vật liệu.
Độ cứng được đo theo đơn vị của các thang đo quy ước:
Thang Brinell - HB (phương pháp Brinell);
Thang Vickers - HV (phương pháp Vickers) và
Thang Rockwell - HR (phương pháp Rockwell).
I. PHƯƠNG PHÁP ĐO
1. ROCKWELL VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO
Độ cứng Rockwell được tính theo công thức:
HR= N- h/s
N: hằng số phụ thuộc vào các pp đo rockwell khác nhau
h: độ sâu vết lõm tính theo mm
s: giá trị độ chia tính theo mm ( Rockwell thông thường là 0,002. rockell bề mặt là 0,001)
PHƯƠNG PHÁP ĐO
Đo độ cứng theo HR, đầu đo có thể là viên bi, cũng có thể là mũi kim cương hình chóp và trị số độ cứng được thể hiện qua chiều sâu của vết nén.
1: di chuyển mũi thử sát bề mặt mẫu cần thử
2: ra tải trước 3 or 10kg và vị trí 0 đã được thiết lập
3: ra tải : 15, 30, 45, 60, 100, 150 tùy thuộc vào từng ứng dụng.
4: Kết quả hiển thị được tính dựa vào độ sâu vết lõm và giá trị lực tải.
2. VICKER VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO
- Độ cứng Vicker đã được thuyết minh ở Anh năm 1925 và là đã được biết đến một cách chính thức với kiểu kiểm tra DPH ( Diamond Pyramid Hardness ), Vicker có 2 dải lực, micro (10g- 1000g) và macro (1kg- 100kg).
Trừ trường hợp lực kiểm tra dưới 200g, giá trị Vickers nói chung là độc lập tức là nếu vật liệu kiểm tra là đồng đều thì giá trị của Vickers sẽ là như nhau ( Vickers như nhau khi dùng 500g và 50kgf).
- Phương pháp kiểm tra Vickers được xác định theo các chuẩn bên dưới
* ISO 6507-1,2,3 – micro and macro ranges
* ASTM E384 – micro force ranges – 10g to 1kg
* ASTM E92 – macro force ranges - 1kg to 100kg
Công thức tính
Đầu do độ cứng theo HV là mũi kim cương hình chóp (Diamond pyramid).
HV = Constant x Lực kiểm tra / đường kính chéo vết lõm
Ứng Dụng
- Với hầu hết vật liệu thuộc kim loại
3. BRINELL VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO
Công Thức: Brinell Hardness Test
***Khi đo độ cứng theo HB ng ười ta thực hiện ấn viên bi kim loại lên vật cần đo với một lực xác định, trị số độ cứng HB là tỉ số giữa lực ấn và diện tích vết lõm trên vật.
F: Lực kiểm tra tính bằng đơn vị N
N: Bề mặt của vết lõm tính bằng mm2
D: đường kính ball tính bằng mm
d: Giá trị trung bình đường kính 2 vết lõm
Ứng Dụng
Vật liệu thuộc kim loại
Đầu đo là viên Bi kim loại
Ball: D= 0, 5, 2.5, 1mm
Lực test:
Lựa chọn lực phụ thuộc vào vật liệu và đường kính D của ball lực lựa chọn sao cho đường kính vết lõm trong khoảng 0.24D- 0.6D.
II. THANG ĐO
Thang đo độ cứng Rockwell, ký hiệu là HRA, HRB, HRC, HRD... tuỳ thuộc vào loại và kích thước đầu đo cũng như giá trị lực tác dụng được sử dụng.
HRA: Dùng cho kiểm tra vật liệu cacbua như là volfam cacbua
HRC: Dùng để kiểm tra thép, nhưng độ cứng thấp hơn cacbua, HRC đôi khi cũng sử dụng để kiểm tra sản phẩm nhiệt luyện sau khi đã làm mát nếu nó đủ dày còn nếu không bạn có thể sử dụng thang đo độ cứng bề mặt như HR15N, 30N, 45N tùy thuộc độ dày của vật liệu, bạn cần xem bảng qui đổi convert chart để biết mình nên dùng lực nào cho phù hợp.
HRB: Dùng để kiểm tra thép mềm, như đồng đỏ …. Những vật liệu với kích thước vừa và nhỏ. Bởi vậy HRA, HRB, HRC (regular rockwell) là chiếm 90% trong công nghiệp, đôi khi một vài vật liệu sử dụng HRF hoặc HRD.- Nếu độ dày vật liệu không phù hợp với HRA, HRC bạn cần chọn HR15N, 30, 40N, nếu độ dày ko phù hợp với HRB bạn cần chọn HR15T, HR30T, HR45T. HR15N và HR30T thường được sử dụng trong công nghiệp. HRL tới HRV là để kiểm tra nhựa cứng theo chuẩn ASTM D 785. Thông thường HRR và HRM hay được sử. Giống như nguyên tắc đã nói ở trên nếu độ dày là không đủ từ HRL tới HRV bạn có thể sử dụng HR15X tới HR45Y.
Brinell: Thông thường 3000kgs với ball 10mm là chuẩn để sử dụng cho test độ cứng Brinell. Chủ yếu để kiểm tra vật liệu có kích thước lớn bề mặt nhám như sắt, đồng, khuôn đúc, kim loại ép,
Microvickers: Dùng để test vật liệu rất mỏng và cứng như là độ cứng lá kim loại mảnh, bo mạch IC, sơn …..Thường sử dụng lực tải 1kg, 500g, 100g, 10g.
Vickers: Tương tự như microvickers tuy nhiên ứng dụng cho vật liệu dày hơn, thông thường nếu sử dụng tải microvickers mà vết lõm quá mảnh thì sử dụng Vickers load 5kg, 10kg, 30kg….
III. CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA VỀ ĐỘ CỨNG
Chuẩn đo lường quốc gia về độ cứng của Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thể hiện đơn vị đo độ cứng theo HRC. Đó là máy chuẩn độ cứng HNG 250 do CHDC Đức chế tạo, đo độ cứng theo phương pháp Rockwell thang C (HRC) với độ không đảm bảo đo 0,3 HR (trình độ, chuẩn thứ). Các mức lực tác dụng 98,07 N và 1471,0 N được tạo ra từ tổ hợp các quả cân chuẩn với độ không đảm bảo tương ứng là 0,034 0 N và 0,623 0 N; thiết bị đo chiều sâu vết nén là kính hiển vi xoắn có độ không đảm bảo đo 0,304m m (P=95%) và đầu đo là mũi đo kim cương hình chóp có góc đỉnh 120o4’± 4’và bán kính cong ở đỉnh là (197,5 ± 2,5)m m.(
(Theo: http://www.hiendaihoa.com/forum/luong-thao-luan-ve-co-khi-kim-khi-may-moc/3662-tim-hieu-ve-may-do-do-cung.html)

Phương pháp hiệu chuẩn – kiểm định quả cân

Chương I. Vấn đề chung
1.1.        Khái niệm về khối lượng, trọng lượng

-     Khối lượng của một vật là lượng vật chất chứa trong vật đó. Khối lượng vừa đặc trưng cho quán tính của vật vừa đặc trưng cho sự hấp dẫn của vật đối với vật khác. Khối lượng là một đại lượng vật lý không đổi.

-     Trọng lượng của một vật là lực gây ra do tương tác của vật và trái đất

-     Quan hệ giữa trọng lượng P và khối lượng m:  P  = m.g

-     Gia tốc trọng trường “g” thay đổi theo vĩ  độ và độ cao nơi đặt vật. 
        gHà Nội =  9,78668927 m/s2;   gĐN = 9,78402088 m/s2; : gHCM = 9,78223524 m/s2
® Chênh lệch “g” giữa HN & Tp. HCM là 4,5.10-4 m/s2
Đơn vị đo khối lượng là “kilôgam” , viết tắt là “kg”; Đơn vị đo trọng lượng là “Newton”, viết tắt là “N”.  1N  = 1kg .1m/s2
-     Tại một địa điểm (g không đổi), hai vật có khối lượng là m1 , m2 và trọng lượng là P1, P2  thì: P1/P2 =  m1/m2

-     Vì vậy, để đo khối lượng m của  vật, ta có thể đo trọng lượng P của nó. Nói cách khác là dùng “cái cân” là phương tiện đo trên nguyên lý trọng lượng để đo khối lượng;

-     Tuy nhiên phải thực hiện tại cùng một địa điểm; phải kiểm định/hiệu chuẩn cân tại vị trí sử dụng cân.

-     Sự nhầm lẫn hai khái niệm “trọng lượng” và “khối lượng” trên diện rộng (nhiều nước) và kéo dài đến nay.

1.2.        Chuẩn đơn vị đo khối lượng
a. Chuẩn gốc Quốc tế kilôgam
-     Năm1880: kilôgam lưu trữ;

-     1889, CGPM lần 1 chọn quả K III làm đ. vị đo k.lg: kilôgam là đ.vị đo k.lg và bằng k.lg của chuẩn gốc q.tế kg. Quả cân bằng Pt-Ir, khối lượng riêng g bằng 21,5 kg/cm3

-     1901 CGPM lần 3 khẳng định lại chuẩn gốc quốc tế kg;

-     1960, ra đời SI, lần nữa khẳng định chuẩn gốc quốc tế kg;

-     Chế tạo nhiều qủa cân thép không rỉ (g=8 kg/cm3) để lưu trữ và sử dụng tại BIPM và phân phát cho các nước làm chuẩn  quốc gia. Td: Chuẩn gốc K, Chuẩn kiểm tra: KI, Số 7, 8(41), 32, 43, 4 7. Chuẩn để kiểm: Số 1, 29, KII, 63, 67, 73, 77…
b. Chuẩn Quốc gia kilôgam
-     Chuẩn phân phát cho các nước làm chuẩn quốc gia gồm các quả mang số hiệu sau: Rumani: 2; Tây ban nha: 3, 24; USA: 4, 20; Ý: 5, 19, 62, 16; Nhật: 6, 30, 59; Bồ đào nha: 10, 69, Nga:12, 26; Pháp: 13, 17, 25, 34,3 5; Đức: 15, 22, 52, 55, 70, Hàn quốc: 39, 72; Thuỵ điển: 40; Trung quốc: 60, 61, 64…

-     Việt Nam: Sử dụng quả E1  làm chuẩn quốc gia (chuẩn thứ) theo Q.định 14/2006/QĐ-TTg ngày 17/ 01/ 2006) phê duyệt 10 chuẩn Q.gia, trong đó có quả cân 1 kg số 982/2 có khối lượng 1,000 000 275 kg, độ chính xác 2.10-8

1.3.        Phân loại quả cân
a. Theo Cấp chính xác
            OIML R.111 phân quả cân từ 1 mg – 5000 kg theo các cấp chính xác sau:
                        E1, E2, F1, F2, M1, M1-2, M2, M2-3, M3;
-     E1: liên kết với chuẩn quốc gia và truyền xuống E2;
-     E2: để hc/kđ quả F1, dùng với cân cấp 1;
-     F1: để hc/kđ quả F2, dùng với cân cấp 1 và 2;
-     F2: để hc/kđ quả M1, M2, dùng với cân cấp 2;
-     M1: để hc/kđ quả M2, dùng với cân cấp 3;
-     M2: để hc/kđ quả M3, dùng phổ biến trong thương mại
-     Với cân cấp 3;
-     M1-2; M 2-3 từ (50–5000)kg dùng với cân lớn cấp chính xác 3.
b. Theo mục đích sử dụng
-     Quả cân chuẩn: Dùng làm chuẩn để kiểm đinh/hiệu chuẩn quả cân và cân.
-     Quả cân sử dụng cùng với cân hoặc các trang thiết bị khác; máy lực, máy áp suất, máy khác.
-     Quả cân chuẩn và quả cân dùng với cân (trừ các quả cân chuyên dụng) được chế tạo theo quy định về hình dáng, kích thước vật liệu…và về cấp chính xác. - - Quả cân khác chế tạo theo yêu cầu sử dụng cả về hình dáng và độ chính xác. Việc kiểm định các quả cân này theo yêu cầu sử dụng.

1.4.        Độ lệch và sai số cho phép
            a) Giá trị danh định & sắp bộ quả cân
-     Giá trị danh định: là giá trị khối lượng ghi khắc trên quả cân, thường là các giá trị  (1, 2, 5,) x 10k  kg, k = 0, nguyên, âm, dương.
-     Bộ quả cân được sắp bộ theo dãy: 1, 1, 2, 5 hoặc 1, 1, 1 ,2, 5 hoặc 1, 2, 2, 5; hoặc 1, 1, 2, 2, 5;
            b) Độ lệch và sai số cho phép
-     Độ lệch Dm của quả cân là hiệu giữa giá trị khối lượng thực tế và khối lượng danh định.
-     Sai số Em của quả cân là hiệu giá trị khối lượng danh định và khối lượng thực tế. Như vậy Dm = - Em
-     Sai số cho phép MPE (độ lệch cho phép) trong kđ ban đầu quả cân là giá trị +/- theo Bảng 1; trong kđ, định kỳ, trong sử dụng do quốc gia quy định.
Bảng 1

Khối lượng danh định
E1
E2
F1
F2
M1
M2
M3
20 kg
10
30
100
300
1000
3000
10 000
10 kg
5.0
16
50
160
500
1600
5 000
5 kg
2.5
8.0
25
80
250
800
2 500
2 kg
1.0
3.0
10
30
100
300
1 000
1 kg
0.5
1.6
5.0
16
50
160
500
500 g
0.25
0.8
2.5
8.0
25
80
250
200 g
0.10
0.3
1.0
3.0
10
30
100
100 g
0.05
0.16
0.5
1.6
5.0
16
50
50 g
0.03
0.10
0.5
1.0
3.0
10
30
20 g
0.025
0.08
0.25
0.8
2.5
8.0
25
10 g
0.020
0.06
0.20
0.6
2.0
6.0
20
5 g
0.016
0.05
0.16
0,5
1.6
5.0
16
2 g
0.012
0.04
0.12
0.4
1.2
4.0
12
1 g
0.010
0.03
0.10
0,3
1.0
3.0
10


1.5.        Yêu cầu kỹ thuật của quả cân
a) Hình dáng quả cân:
-     Quả đến 1g: dạng tấm, que
            Quả 1 (10,100, 1000 mg) tấm tam giác, que 1 đoạn;
            Quả 2 (20, 200 mg): tấm vuông, que 2 đoạn;
            Quả 5 (50, 500 mg) tấm ngũ giác, que 5 đoạn;
-     Quả đến 50 kg: Hình trụ tròn có cổ hoặc khối tiết diện chữ nhật

-     Quả trên 50 kg: Trụ tròn hoặc tiết diện chữ nhật hoặc khác dễ lăn, dễ móc nâng, hạ, xếp gọn ổn định.

-     Quả E1, E2 không có hốc điều chỉnh; riêng E2 lớn hơn 50 kg có thể có hốc điều chỉnh, không quá 1/1000 khối lượng.
            b) Vật liệu:
                        E1, E2 Thép không rỉ ostenit.
                        F1, F2: Thép không rỉ, đồng mạ,
                        M1: Đồng mạ, gang xám
            c) Khối lượng riêng: gần với 8 g/cm3,
            Khi khối lượng riêng không khí thay đổi 10% so với 1,2 kg/m3  thì gây sai số không quá ¼.MPE.
            TD: E1: từ 7,934- 8,067 g/cm3;    E2: 7,81 – 8,21;   F1: 7,39- 8,73;    F2: 6,4- 10,7;     M1: lớn hơn 4,4.
            d) Từ tính : Độ từ hoá không quá giá trị quy định. Td: quả E1: 2,5mT; E2: 8 mT; F1: 25 mT; F2: 80 mT…
            e) Bề mặt: Độ nhẵn bề mặt thoả mãn yêu cầu: E1: Rz = 0,5 mm, Ra= 0,1 mm; E2: 1 và 0,2; F1: 2 và 0,4; F2: 5 và 1…
1.6.        Hiệu chuẩn sức đẩy không khí
            a) Khối lượng hình thức và khối lượng quy ước
-     Một vật cân trong không khí, chịu một “lực nâng” (lực đẩy Asimét) bằng với khối lượng không khí mà vật chiếm chỗ;
-     Khối lượng được chỉ thị trên cân được gọi là “khối lượng hình thức” (apparent mass). Khối lượng này phụ thuộc vào điều kiện môi trường, như mật độ dòng khí xung quanh.
-     Hai vật có khối lượng mx và ms với khối lượng riêng dx và ds cân bằng trong không khí theo phương trình sau:
                                     mx (1-r/dx)   = ms (1 - r/ds); (1)
                         trong đó r là khối lượng riêng của không khí
            mx = ms ( 1 + r(1/dx  - 1/ds))
                                         = ms  +  ms x k       (2)
                        Với        k = r(1/dx  - 1/ds)  (3)
                        k là số hiệu chính sức đẩy không khí.
-     Khối lượng quy ước: Trong hiệu chuẩn quả cân để thay cho “Khối lượng hình thức” người ta sử dụng “Khối lượng quy ước”.
-     Khối lượng quy ước là Khối lượng của vật khi thực hiện phép cân trong không khí với nhiệt độ là 200C, Khối lượng riêng của quả cân chuẩn là 8000 kg/m3, mật độ không khí là 1,2 kg/m3. Thay những giá trị này vào (3) ta có 
                                    k  = 1,2 (1/dx – 1/8000)   (4)


1.7.        Kiểm tra và làm sạch quả cân
a) Thông tin cần có:
-     Khối lượngdanh định mỗi quả, ĐKĐBĐ Uc, hệ số phủ k;
-     Quả E1, E2 nhất thiết có Giấy chứng nhận kèm theo,
-     Quả E1 cần biết Khối lượngriêng/thể tích mỗi quả cân
            b) Xem xét bề ngoài:
            Những hư hỏng bề mặt (xước, lõm..) làm thay đổi Khối lượng
            c) Làm sạch quả cân:
-     Quả liền, tấm, que: Nhúng cồn hoặc xăng sau đó phun hơi nước;
-     Quả có núm xoáy: dẻ tẩm cồn lau, không để cồn vào núm điều chỉnh;
-     Quả sơn,phủ: bàn chải, dẻ lau sạch không làm bong sơn, phủ;
1.8.        Phương pháp cân chính xác
            1. Phương pháp cân thế (Borda - cân trên một cánh tay đòn)
             Nguyên lý: Hai đại lượng sẽ bằng nhau khi chúng cùng bằng một đại lượng thứ ba.
            Thực hiện lần lượt các phép cân:
                        1)         Phải: Q  -  Trái: Bì T:   vị trí cân bằng L1
                                                 Phải: Q x l1 = Trái: T x l2    (1)
                        Trong  đó l1  và l2 là các cánh tay đòn
                        2)  Vật P  - Bì T: Vị trí cân bằng L2
                                     Phải: P x l1  = Trái: T x l2    (2)
                        Từ (1) và (2) suy ra  Q = P
                        3) Cân lần 3 để tìm giá trị độ chia d của cân:
            đưa gia trọng p vào 1 trong 2 đĩa cân để cân bằng: 
            Phải: (P+ p ) x l1 = Trái: T x  l2 : Vị trí cân bằng L3 (3)
            Kết quả ta có:
                        Q = P + (L1- L2).d = P + (L1 – L2). p / (L3 – L2)
            Để có kết quả chính xác hơn, thực hiện cân lặp các phép cân 1 và 2 nhiều lần.
            Thí dụ: L1 = 8,95; L2 = 10,1; L3 = 13,1;
            quả cân P = 200 004 mg; p = 5 mg
            Ta có Q = 2000 004 + (8,95-10,1)x 5 / (13,1- 10,1)
                               = 2000 004 – 1,15x1,7 = 200 002 mg
            2. Phương pháp cân lặp (cân đổi chỗ- Gauss)
            1)  Tr: Các quả cân P  - Ph:Vật Q
                         P x l2    = Q x l1         (1)
                2) Tr Vật Q  - Ph: các qcân P + k
                        Q x l2    = (P ± k) x l1          (2)
            Dấu (+) khi thêm gia trọng k vào đĩa đặt quả cân; (-) khi thêm k vào đĩa vật.
            Chia (2) cho (1) Có:   Q/ P   = (P ±  k)/ Q
                                    Q2 = P .(P ±  k) = P2 .(1 ± k/P)
                                    Q = P(1 ± k/P)1/2
                Triển khai Nhị thức Niutơn và bỏ qua các giá trị nhỏ ta có:             Q  = P ± (½).k
            Thêm gia trọng p để xác định giá trị độ chia của cân và kết quả ta có:
                         Q =   P ± (½).k ± (1/2).(L1- L2).d
                            = P ± (1/2).k ± (1/2).(L1 – L2). p / (L3 – L2)
            3. Phương pháp cân Menđêlêep
            Cân ở 1 mức cân không đổi:
            Phép cân 1: Tổng các quả cân với Bì
            Phép cân 2:Thêm vật Q vào đĩa có quả cân đồng thời rút những quả cân tương ứng åp cho cân bằng với bì. Kết quả ta có:
                                    Q = åp ± p (L1 – L2)/ (L3 – L4)
1.9.        Xác định độ lệch chuẩn s của cân
      Trình tự: (tham khảo ĐLVN 60: 2000; Cân chuẩn, QTKĐ).
-     Xác định mức cân để kiểm tra,
-     Chọn hai quả cân bằng nhau A và B và bằng mức kiểm tra;
-     Đặt quả A lên cân, ghi chỉ thị A1;
-     Thay quả A bằng quả B, ghi chỉ thị B1;
-     Lặp lại thao tác trên 6 lần cho tới khi có kết quả A7;
-     Chú ý: thao tác liên tục với khoảng thời gian đều đặn.
-     Tính giỏ trị trung bình Xtb = (S 6n=1 Xn) / 6
                        Và độ lệch chuẩn    s =  Ö [6n=1 (Xi - Xtb)2] / 5
Chương II. Kiểm định/ hiệu chuẩn quả cân
2.1. Quả cân F2 và thấp hơn
            1. Chuẩn & phương tiện kđ
-     Chuẩn có cấp chính xác cao hơn quả kiểm một bậc;
-     Cân chuẩn có độ lệch chuẩn không quá 1/5 độ lệch cho phép của quả cân.
-     Nhiệt kế d = 10C; ẩm kế d = 5%;
-     Dụng cụ, vật liệu làm sạch quả cân
            2. Điều kiện kđ
-     Nhiệt độ (20 +/- 5)0C, thay đổi không quá 10C/h;
-     Độ ẩm (60+/-15)%
            3. KĐ quả cân F2
            Phương pháp thế và so sánh trực tiếp
                        a) Trên cân 2 đĩa
-     So sánh:            Bì (B)   -  Chuẩn (C)    Chỉ thị K1
-     Thêm quả nhỏ r xác định giá trị độ chia của cân   Chỉ thị K2     
-     So sánh:              Bì -  quả kiểm Q      Chỉ thị K3
-     Kết quả               LQ = LC + Δm          
-     LQ và  LC là độ lệch của quả kiểm và quả chuẩn
                              Δm = r. (K3 – K1)/ (K2 – K1)
            b) Trên cân 1 đĩa:
-     Cân quả chuẩn C   Chỉ thị K1
-     Thêm quả nhỏ r xác định giá trị độ chia.  Chỉ thị K2
-     Cân quả Kiểm Q   Chỉ thị K3
-     Kết quả:        LQ = LC + Δm    
            4. KĐ quả cân cấp M
            (Chỉ cần xác định quả cân nằm trong sai số cho phép)
-     Quả chuẩn – cân bằng với quả Bì
-     Quả kiểm, thêm/bớt quả bằng sai số cho phép cân trở về hoặc vượt quá cân bằng là đạt yêu cầu.
Chú ý:
-     Khi kiểm ban đầu, độ lệch quả cân nên lấy dương (thêm quả sai số vào bì)
-     Khi kiểm hàng loạt quả cân Q có cùng khối lượng danh định, cần lấy thăng bằng Quả chuẩn và bì sau khi kiểm tối đa 5 quả Q.
2.2. Quả cân E1, E2, F1
             1. Chuẩn & phương tiện kđ
-     Chuẩn có cấp chính xác cao hơn quả kiểm một bậc;
-     Cân chuẩn có độ lệch chuẩn không quá 1/5 độ lệch cho phép của quả cân.
-     Nhiệt kế d=0,10C; ẩm kế d=2%;Khí áp kể d=100 Pa
-     Dụng cụ, vật liệu làm sạch quả cân
            2. Điều kiện kđ
-     Nhiệt độ (20 +/- 2)0C, thay đổi không quá 0,50C/h;
-     Độ ẩm (60+/-15)%
            3. KĐ quả E1, E2 theo phương pháp so sánh vòng,
            quả F1 có thể theo phương pháp trực tiếp (xem mục 2.1.3)
-     Khi Khối lượng riêng của quả cân và điều kiện kiển định không khác so với điều kiện quy ước 10% thì bỏ qua hiệu chính sức đẩy không khí;
-     Phải xác định độ không đảm bảo đo của Khối lượng quả cân
                4. Phương pháp So sánh vòng
       Nguyên lý:
-     So sánh quả chuẩn với tổng các quả kiểm (cùng khối lượng)
-     So sánh 1 quả kiểm với tổng các quả còn lại (cùng khối lượng)
            Thí dụ: Chọn quả chuẩn 1kg E1 để hiệu chuẩn bộ quả cân (1g – 500g) E2 ,Ta thực hiận các phép cân  sau:
            1) So sánh 1kg C với å(500+200+200*+100)g  kết quả  a1
            2) So sánh  500g  -  å(200+200*+100)g    kết quả   a2
            3) So sánh 200g - å(100+50+20+20*+10)g  kết quả  a3
            4) So sánh 200*g - (100+50+20+20*+10)g  kết quả   a4
            5) So sánh 100g -å(50+20+20*+10)g        kết quả  a5
            6) So sánh 50g  - å(20+20*+10)g  kết quả  a6
            7)  So sánh  20g - å(10+5+2+2*+1)g  kết quả  a7
       8) So sánh 20*g - å(10+5+2+2*+1)g        kết quả  a8
            9) So sánh 10g  - å (5+2+2*+1)g     kết quả   a9
            10) So sánh 5g    - å (2+2*+1)g    kết quả  a10
            11) So sánh 2g    - å (1+1*)g   kết quả   a11
            12) So sánh 2*g   - å (1+1*)g   kết quả   a12
            13) So sánh 1g    - 1*g             kết quả      a13
            Ghi chú: quả 1*g không có trong thành phần bộ quả cân kiểm.
                        Tính toán khối lượng các quả cân trong bộ quả cõn cần hiệu chuẩn:
                                    Q500 = (1000 + a1 – a2)/2
            Q200 = (2.Q500 + 2a2- 3a3 +2a4 + a5)/5
                                    Q200x= (2Q500 + 2a2  + 2a3  - 3a4 + a5)/5
                                    Q100 = (Q200 +  a3 – a4)/2
                                    Q50  =  (Q100 + a5 – a6 ) / 2
                                    Q20    = (2Q50 + 2a6 - 3a7+ 2a8 + a9 ) / 5
                                    Q20*  = (2Q50 + 2a6 + 2a7- 3a8 + a9 ) / 5
                                    Q10   =  (Q20 + a7 a9 ) / 2
                                    Q5   =   (Q10 + a9 a10 ) / 2
                                    Q2    =  (2Q5 + 2a10 3a11 + 2a12 + a13 ) / 5
                                    Q2*  =  (2Q5 + 2a10 + a11 - 3a12 + a13 ) / 5
                                    Q1   =   (Q2 + a11 a13 ) / 2
                                    Q1*  =   (Q2 + a11 + a13 ) / 2
Chương III. Độ không đảm bảo đo (ĐKĐBĐ)
         ĐKĐBĐ tổng hợp Uc:
                                    Uc = Ö  U2R/n  +  U2RS  +  U2M  +  U2NBC
            Trong đó:
-     UR là ĐKĐBĐ của các phép đo trên cân (loại A)
                                           UR= scân / Ö2
-     URS : ĐKĐBĐ của giá trị độ chia của cân (loại B)
                                          URS = d / Ö6
-     UM : ĐKĐBĐ của quả cân chuẩn
                                           UM = Uqcc / k ;   k là hệ số phủ.
-      UNBC : ĐKĐBĐ do không tính đến sức đẩy không khí:
                                         UNBC =  | VR- VQ | Max  . DaMax  / Ö3
            (VR – VQ) là độ lệch lớn nhất giữa thể tích quả chuẩn và quả kiểm.
             Trường hợp quả cân thoả mãn OIML –R111 thì:
                        |VR- VQ|  . 0,1 . r0 £ Sai số T của quả cân /4
            | VR- VQ  |  £ T / 0,4 . r0
                      UNBC =  T x Da /  0,4 . r0. Ö3

(Theo: Tiến sĩ Nguyễn Tiến Lương, Hà Nội tháng 7/2006)